Chất lượng giáo dục Châu Âu được cấu thành dựa trên 14 tiêu chí, trong đó có khả năng tiếp cận tài liệu học tập, sự liên kết với thị trường lao động; chất lượng môi trường dạy và học; tỷ lệ nhân viên/sinh viên; tỷ lệ bài báo được công bố quốc tế/giảng viên; hay kết quả đầu ra của sinh viên theo sự đánh giả của tạp chí giáo dục uy tín Times Higher Education (THE).
Giới chức châu Âu luôn quan tâm phát triển nguồn nhân lực và nhiều nước đang thực hiện các chương trình cái cách giáo dục sâu rộng. Ví dụ, họ có chính sách cho phép các trường đại học chủ động và linh hoạt hơn trong việc tăng lương cho những giảng viên có năng lực xuất sắc, chứ không nhất thiết trong mọi trường hợp phải áp dụng thang lương chung do nhà nước quy định.
Điều này khiến cho nền giáo dục luôn được thay đổi linh hoạt hằng năm, chạy kịp cùng với phát triển kinh tế và xã hội, khiến cho khoảng cách về đầu ra sau đào tạo và năng lực làm việc sau khi ra trường được rút ngắn lại do hệ thống giáo dục linh hoạt và thực tiễn.